8 kiêng kỵ khi thiết kế và sử dụng nhà vệ sinh cần tránh

8 kiêng kỵ khi thiết kế và sử dụng nhà vệ sinh cần tránh
Tuy chỉ là một công trình phụ, nhưng nhà vệ sinh cũng có nhiều quy đình về vị trí. Có nhiều cấm kỵ liên quan đến phong thủy dành cho nhà vệ sinh mà các kiến trúc su phải nắm vững, ví dụ như: không được đối diện với cửa chính, nhà bếp, không được đặt ở trung tâm nhà, không được đối thẳng với hành lang...


Dù chỉ là công trình phụ nhưng nhà vệ sinh có vai trò rất quan trọng trong việc mang lại sự bình yên và tài lộc cho gia chủ. Sau đây chúng ta hãy cùng hiểu những điều kiêng kệ khi thiết kế và sử dụng nhà vệ sinh nhé.

1. Nhà vệ sinh không được đối diện với cửa chính

Theo phong thủy, năng lượng và các cơ hội tốt của gia chủ sẽ vào nhà qua cửa chính. Do đó, cửa nhà vệ sinh không được đối diện với cửa lớn vào nhà. Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa chính, sinh khí khi đi vào sẽ xộc thẳng vào nơi âm khí nặng nề. Bạn nên nhớ, hãy kiêng mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, ngoài ý nghĩa giữ gìn thẩm mỹ, che chắn tầm nhìn, điều này còn liên quan đến trục dẫn truyền khí.

Xem thêm: Tạo không gian riêng cho con yêu với giường tầng đẹp mê hồn



Thay vì mở cửa, bạn có thể đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn che chắn nếu như không thể xoay chuyển cửa được.

2. Nhà vệ sinh không được đối diện với nhà bếp

Cửa bếp và nhà vệ sinh phải tránh đối diện nhau bởi vì bếp là nơi đun nấu, chế biến đồ ăn thức uống, còn phòng vệ sinh là nơi nuôi dưỡng vi khuẩn và không khí bẩn, nếu cửa đối diện nhau sẽ ảnh hưởng tới vệ sinh, tổn hại sức khỏe.

3. Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm nhà

Không nên thiết kế phòng vệ sinh ngay trung tâm của ngôi nhà, vì phần trung tâm là nơi trang trọng, đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng và trang nghiêm nhất. Nếu đặt phòng vệ sinh tại đây sẽ làm hỏng nội khí, vừa bất lợi cho khu vệ sinh vì rất khó thông thoáng, đồng thời khu vệ sinh cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ ngôi nhà.

4. Không gộp chung nhà vệ sinh với nhà tắm

Hiện nay, đa số gia đình làm nhập chung cả ba tiện nghi tắm – lavabo (chậu rửa mặt) – bồn cầu trong một phòng vì những hạn chế về diện tích và kinh phí. Tuy nhiên, tốt hơn cả là bạn nên tách riêng chúng ra nếu có thể, bằng những cách ngăn chia “cứng” như xây tường, làm vách kính, hoặc “mềm” như dùng rèm che, cửa lùa…

5. Cửa nhà vệ sinh không được đối thẳng với hành lang

Bố trí như vậy sẽ rất dễ khiến cho khí ẩm và mùi lạ của phòng tắm vệ sinh men theo hành lang tràn vào các phòng kế bên. Đây là điều đại kị trong bố cục nhà cửa. Phòng tắm, vệ sinh nên thiết kế ở hai bên phải hoặc trái của hành lang, không được thiết kế ở góc chết.

6. Không được sửa nhà vệ sinh, vệ sinh thành phòng ngủ

Do các thành phố ngày nay đất chật người đông, tấc đất tấc vàng nên thường có một số gia đình để tiết kiệm không gian đã cải tạo một gian tắm, vệ sinh thành phòng ngủ. Xét một các nghiêm khắc thì như thế không phù hợp với vệ sinh môi trường.

 

Nếu không gian nhà bạn thuộc dạng hạn chế bạn có thể tham khảo về Giường tầng hiện đại dành cho người lớn để tiết kiệm một phần không gian cho ngôi nhà.

7. Không sử dụng tông màu chói

Những màu sắc dịu nhẹ sẽ đem lại cảm giác thư giãn, những màu đậm và ấm có thể sử dụng cho phần nền và tường. Hạn chế dùng màu chói lọi hoặc quá tương phản trong khu vệ sinh, bởi vì vì tính thư giãn nhẹ nhàng luôn cần được để ý. Ánh sáng tự nhiên cũng rất quan trọng, bạn có thể thiết kế thêm những chân nến và đèn treo tường để thắp sáng những bức tường và các góc.

8. Không để nhà vệ sinh ẩm, bẩn

Đừng bao giờ để nhà vệ sinh bẩn, ẩm thấp, bạn cần phải vệ sinh không gian này thường xuyên. Hãy dẹp bỏ những thứ gây bề bộn trong phòng tắm như: giỏ rác đầy ứ, chai lọ hoặc ống kem đánh răng rỗng, đĩa đựng xà bông không cần thiết, mỹ phẩm, sữa tắm hết hạn sử dụng hoặc không bao giờ dùng đến… Tất cả những thứ này đều có thể tích tụ năng lượng xấu, gây hại cho gia chủ.

Hệ thống nước phòng tắm phải luôn luôn thông suốt, nếu gặp sự cố thì bạn phải sửa chữa ngay. Tránh tình trạng bồn cầu hay lavabo bị rò rỉ, thất thoát… Điều đó có thể khiến tiền bạc của bạn mất dần bởi nước sinh hoạt cũng chính là nguồn khí trong nhà.
Previous
Next Post »