Kích thước tủ bếp thế nào là phù hợp? Khoảng cách của khu vực “tam giác hữu dụng” trong bếp (bao gồm bếp nấu – tủ lạnh – chậu rửa) lý tường ra sao?
Một chiếc bồn rửa ở quá xa so với bếp nấu sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian, công sức đi lại. Hoặc một tủ bếp quá cao hay quá thấp so với vóc dáng cơ thể đều gây ra những bất tiện không đáng có khi nấu nướng… Do đó khi bài trí nội thất phòng bếp trước tiên bạn phải nghĩ đến vị trí và khoảng cách “lý tưởng” nhất cho các món đồ để đêm lại sự tiện lợi nhất khi sử dụng.
Những bài viết có thể bạn quan tâm:
- Những ưu điểm nổi bật của quầy lễ tân Đức Khang DKLT-13
- Vách kính cường lực loại nào tốt?
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của các loại cửa bằng vật liệu mới
Kích thước tủ bếp
Tủ bếp là món đồ quan trọng bậc nhất trong nhà bếp. Tủ bếp hiện đại thường gồm tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Để có được một chiếc tủ bếp với kích thước phù hợp nhất với vóc dáng thì trước khi bắt tay vào thi công, bạn cần biết những tiêu chuẩn thông thường của một tủ bếp. Có một số tiêu chuẩn nhất định trong các thiết kế tủ bếp. Nó có thể được điều chỉnh tùy theo chiều cao của người sử dụng. Tuy nhiên, không nên tạo cho phần bếp nhà mình một kích thước quá đặc biệt. Bạn sẽ khó khăn khi muốn bán nhà, hoặc gây rắc rối cho người nào đó tình nguyện rửa bát hộ.
Với chiều cao tổng thể của toàn bộ phần tủ bếp vào khoảng 2,4m, bạn nên để phần tủ dưới cao 0,9m. Khoảng cách trống giữa phần tủ dưới và trên chỉ nên ở mức 0,45-0,6m, tùy theo thiết kế. Nhưng cho dù khoảng cách đó lớn hay nhỏ thì tầm với cao nhất cũng chỉ nên tối đa 1,8m.
Đối với chiều sâu, phần tủ dưới trung bình khoảng 0,5m, còn phần tủ trên là 0,3m.
Khoảng cách của bếp nấu – tủ lạnh – chậu rửa
“Tam giác hữu dụng” (kitchen "work triangle") là một thuật ngữ kinh điển trong thiết kế nội thất tủ bếp hiện đại. Đây là tam giác được tạo nên bởi ba thiết bị bếp quan trọng nhất: bếp nấu, tủ lạnh và chậu rửa. Ý nghĩa ứng dụng của “tam giác hữu dụng” là việc sắp xếp vị trí của ba thiết bị này gần nhau một cách hợp lý, vừa vặn với người dùng để tối ưu các bước di chuyển trong bếp và thời gian nấu nướng.
Một cách bố trí “tam giác hữu dụng”.
Như vậy, việc đầu tiên khi bạn nhận được một bản vẽ là nghiên cứu xem vị trí của ba đồ vật quan trọng nhất này nằm ở đâu? Chúng có gần nhau không? Chúng có thuận tiện với khả năng đi lại của bạn hay không?... Điều này là vô cùng quan trọng để bạn tận hưởng không gian bếp của riêng mình.
Thiết kế đảm bảo việc đi lại thuận lợi nhất hiện nay là: bồn rửa, bếp nấu và tủ lạnh được đặt thành một hình tam giác với độ rộng 1,2m đến 2,7m mỗi bên. Thiết kế kiểu này sẽ làm giảm số bước chân di chuyển giữa các thiết bị gia dụng chính trong khi vẫn đảm bảo khu vực nấu nướng gọn gàng, làm cho nấu ăn là một nhiệm vụ dễ dàng hơn nhiều trong nhà bếp nhỏ của bạn.
Chiều cao tối thiểu cho lò vi sóng
Sau khi sắp xếp thành công “tam giác hữu dụng”, các vật dụng khác trong bếp sẽ được phân phối dựa vào vị trí của những đồ dùng này. Ví dụ, lò vi sóng được đặt trong khoảng từ tủ lạnh đến chậu rửa, hoặc đến bếp; lò nướng được đặt trong khu vực gần bếp nấu và chậu rửa…
Lò vi sóng đặt gần bếp nấu.
Chiều cao và vị trí tốt nhất cho một lò vi sóng phụ thuộc vào người đứng bếp chính và những đứa trẻ trong nhà. Đối với người lớn thì đặt bàn bếp ở vị trí cao khoảng 40cm so với mặt bàn bếp là tốt nhất. Đối với trẻ em thì thiết lập bên dưới quầy là an toàn và phù hợp hơn cả.
Thiết kế lối đi hợp lý
Lối đi trong nhà bếp nếu quá rộng thì lãng phí diện tích, quá hẹp sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển. Khoảng cách lối đi cần phải rộng tối thiểu 0,8m. Ở gần khu vực nấu ăn ít nhất là 1m, hai đầu bếp còn lại thì không được nhỏ hơn 1,2m
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn cần tránh lưu trữ đồ xâm phạm vào khu vực đi lại để trẻ em không bị vướng vào khi di chuyển.
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon